Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11 khi kiểm tra bằng PC Health Check?

Written by
cài đặt Microsoft Windows 11

Đêm qua hẳn anh em cũng đã theo dõi sự kiện ra mắt Windows 11 của Microsoft và hẳn anh em cũng rất háo hức để chờ được cập nhật lên Windows 11,Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11 phiên bản dev vào tuần sau (theo thông tin nhận được), thông qua chương trình Insider Program. Thế nhưng đêm qua tới giờ nhiều anh em có vẻ đang hoang mang về việc liệu máy tính của mình có được cập nhật lên Windows 11 hay không. Mình cũng dã có bài hướng dẫn anh em check nhanh qua về phần cứng máy tính của mình bằng phần mềm PC Health Check, anh em có thể tham khảo dưới đây.

Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11 khi kiểm tra bằng PC Health Check?

Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11

Windows 11 khi kiểm tra bằng PC Health Check


Theo như PC Health Check và theo yêu cầu cấu hình tối thiểu của Microsoft đưa ra để chạy Windows 11 thì mình thấy rằng đa số anh em bị vướng ở con chip TPM 2.0. TPM (Trusted Platform Module) trước đây là một con chip rời bảo mật những dữ liệu sinh trắc học như vân tay, khuôn mặt (Windows Hello) hay xa xưa hơn nữa là để bảo vệ cho người dùng khi lỡ làm mất máy, hacker cũng không thể nào lấy cắp được dữ liệu máy tính khi đã kích hoạt TPM trong tầng BIOS. Sau này khi Intel ra mắt vi xử lý thế hệ thứ 8, AMD ra mắt Ryzen 3000 series thì TPM cũng đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0, trở thành một giải pháp nhúng và không cần có một con chip rời TPM nữa (một số máy ở thời điểm hiện tại vẫn sử dụng con chip TPM rời). Ngoài TPM 2.0 thì Microsoft cũng yêu cầu người dùng phải bật Secure Boot trong BIOS, một số máy tính không phải không có TPM 2.0 và Secure Boot, có chăng anh em quên bật nó ở trong BIOS mà thôi. BIOS mỗi máy, mỗi hãng đều có cách truy cập khác nhau (thường là F2-F10), sau khi vào BIOS thì anh em có thể tìm đến mục Security và bật TPM 2.0 và Secure Boost lên là xong.

Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11

Windows 11 khi kiểm tra bằng PC Health Check

Từ đây anh em có thể thấy rằng những vi xử lý Intel thế hệ thứ 8 trở đi hoặc AMD Ryzen 3000 series trở đi thì mới có thể tương thích được với Windows 11 một cách CHÍNH THỨC. Chi tiết hơn anh em có thể check những vi xử lý Intel và AMD hay thậm chí Qualcomm được hỗ trợ cập nhật lên Windows 11 dưới đây. Đây là danh sách chính thức từ Microsoft đưa ra, anh em check xem vi xử lý mình đang sử dụng có được hỗ trợ hay không nhé.

Danh sách vi xử lý Intel hỗ trợ cập nhật Windows 11.

Danh sách vi xử lý AMD hỗ trợ cập nhật Windows 11.

Danh sách vi xử lý Qualcomm hỗ trợ cập nhật Windows 11.

Cách xử lý không chạy được Windows 11

Ngoài việc vi xử lý không tương thích hoặc thiếu con chip TPM 2.0 thì anh em cũng lưu ý những yêu cầu tối thiểu của Microsoft, ví dụ như RAM vật lý phải từ 4GB trở lên, bộ nhớ lưu trữ phải từ 64GB, đặc biệt là Secure Boot. Cách để anh em check nhanh xem máy tính anh em đã kích hoạt TPM 2.0 hay chưa thì anh em làm như sau:

  • Mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows + R.
  • Gõ tpm.msc.
  • Anh em chú ý vào mục TPM Manufacturer Information, kiểm tra phần Specification Version nếu là 2.0 thì tức là máy tính anh em có hỗ trợ TPM 2.0 và sẵn sàng cho việc cập nhật Windows 11.
Vì sao nhiều máy tính không chạy được Windows 11

Windows 11 khi kiểm tra bằng PC Health Check

 

Nói như vậy không có nghĩa là những chiếc máy tính đó sẽ không bao giờ máy tính không chạy được Windows 11 , anh em nên nhớ đây là Windows và nó trải rộng trên rất nhiều loại cấu hình, loại phân khúc khác nhau và biết đâu, qua những phản hồi của người dùng thì Microsoft sẽ hạ yêu cầu phần cứng tối thiểu thì sao? Chưa kể, không chạy được Windows 11 chính thức từ Microsoft thì chúng ta cũng vẫn sẽ có cách nào đó để có thể cài được Windows 11 lên những chiếc máy không được hỗ trợ. Anh em hãy bình tĩnh và chờ đợi thêm từ bây giờ cho đến tháng 10 nhé.

Article Categories:
Windows 11

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Shares